Quay lại

Ngày đăng: 01/04/2022

Diễn biến thị trường chứng khoán thế giới: 

  • Chứng khoán Mỹ giảm phiên thứ 2 liên tiếp khi nhà đầu tư kết thúc quý đầu tiên đầy khó khăn trên Phố Wall. Đóng cửa, chỉ số Dow Jones rớt 550,46 điểm (-1,56%) xuống 34.678,35 điểm. Chỉ số S&P 500 mất 1,57% còn 4.530,41 điểm, và chỉ số Nasdaq Composite lùi 1,54% xuống 14.220,52 điểm. Mức giảm sâu hơn trong giờ giao dịch cuối cùng, và chứng khoán đã khép phiên ở mức đáy. Ngày thứ Năm đánh dấu phiên giao dịch cuối cùng của tháng 3 và quý đầu tiên, điều này có thể góp phần vào đà giảm điểm vào cuối phiên khi các nhà quản lý tiền tệ chuyên nghiệp điều chỉnh danh mục đầu tư của họ vào cuối kỳ. Trong quý đầu tiên, Dow Jones và S&P 500 lần lượt giảm 4,6% và 4,9%. Nasdaq Composite sụt 9%. Đây là quý tồi tệ nhất đối với cả 3 chỉ số kể từ quý 1/2020, khi dịch Covid bùng phát ở Mỹ và chứng kiến S&P 500 lao dốc 20%. Sự khởi đầu của chu kỳ nâng lãi suất từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), lạm phát cao và cuộc chiến Nga – Ukraine đều góp phần vào khó khăn cho thị trường chứng khoán trong quý này. Tuy nhiên, tháng 3 có một chút điểm sáng, khi các chỉ số chính đã có đợt phục hồi mạnh trong 2 tuần cuối tháng. S&P 500 và Nasdaq Composite tăng hơn 3% trong tháng 3, còn Dow Jones cộng 2,2%. 
  • Giá dầu giảm mạnh khi Nhà Trắng thông báo sẽ giải phóng 1 triệu thùng dầu/ngày trong 6 tháng tới từ kho Dự trữ Dầu Chiến lược (SPR) – trong một nỗ lực làm dịu đà tăng giá dầu và khí đốt. Kết phiên, hợp đồng dầu Brent mất 4,88% còn 107,91 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI giảm 6,99% xuống 100,28 USD/thùng. Chính quyền Mỹ cho biết trong một tuyên bố: “Quy mô đợt giải phóng này là chưa từng có: trên thế giới chua bao giờ có một đợt giải phóng kho dự trữ dầu ở mức 1 triệu thùng/ngày trong khoảng thời gian dài như vậy. Việc giải phóng kỷ lục này sẽ mang đến nguồn cung đáp ứng nhu cầu cho đến cuối năm khi sản xuất trong nước khởi sắc”. Goldman Sachs cho biết việc giải phóng dự trữ của Mỹ sẽ giúp thị trường dầu tiến tới tái cân bằng vào năm 2022, nhưng sẽ không giải quyết được thâm hụt cơ cấu trên thị trường. 
  • Vàng ghi nhận quý tăng mạnh nhất kể từ khi đại dịch Covid bùng phát vào giữa năm 2020 do lo ngại về giá tiêu dùng tăng vọt và cuộc khủng hoảng Ukraine đã củng cố sức hấp dẫn trú ẩn an toàn của vàng. Khép phiên, hợp đồng vàng giao ngay tiến 0,4% lên 1.941,11 USD/oz. Trong tháng 3, hợp đồng này đã tăng gần 1,8%. Hợp đồng vàng tương lai cộng 0,3% lên 1.945,40 USD/oz. Chiến lược gia thị trường cấp cao Bob Haberkorn của RJO Futures nhận định: “Tình hình địa chính trị đã kéo dài 1 tháng nay và dữ liệu lạm phát tiếp tục tăng. Vì vậy, tâm lý chung trên thị trường lúc này là mọi người tìm kiếm kênh trú ẩn an toàn”. “Chúng ta có thể thấy vàng suy yếu nếu có một số thông tin tích cực từ cuộc chiến Nga - Ukraine, nhưng tôi nghĩ nhà đầu tư sẽ xem đó là một cơ hội mua vào vì lo ngại lạm phát”, ông Haberkorn cho biết. Bên cạnh đó, dữ liệu cho thấy chi tiêu tiêu dùng tại Mỹ đã giảm đáng kể trong tháng 02/2022, trong khi áp lực giá tiếp tục gia tăng, ghi nhận mức tăng lạm phát lớn nhất kể từ đầu những năm 1980. 
Bản tin phái sinh 01/04/2022 - Tiếp tục dao động trong biên hẹp
© Copyrights 2000 - 2022 MBS, thành viên của Tập đoàn MB
Về đầu trang