Quay lại

Những chuyển biến tốt hơn của thị trường trong tuần đầu tiên sau kỳ nghỉ dài đã lôi kéo được hoạt động gia tăng danh mục cổ phiếu.

Mặc dù đánh giá thị trường có cơ hội trong ngắn hạn, nhưng những lo ngại vẫn còn đó và điều này phản ánh lên mức độ tham gia thị trường của các chuyên gia. Tỷ lệ nắm giữ được duy trì ở mức khá cao là yếu tố tin cậy nhất phản ánh sự lạc quan đối với các cơ hội hiện hữu.

Tuy nhiên các chuyên gia được VnEconomy phỏng vấn vẫn duy trì quan điểm thận trọng một cách thống nhất, khi cho rằng thị trường đang đứng trước ngưỡng kháng cự quan trọng và bản thân những chuyển biến gần đây chưa đưa thị trường thoát ra khỏi một con sóng hồi trong xu thế giảm.

Tuần đầu tiên sau kỳ nghỉ đã có sự khởi động khá tốt với mức tăng 1,7%. Thanh khoản cũng đang cải thiện và khối ngoại giảm bán, quay sang mua ròng. Anh đánh giá sức mạnh thị trường của tuần đầu tiên này như thế nào?

Ông Phạm Thiên Quang - Trưởng bộ phận Equity Research - CT Chứng khoán MB (MBS)

Các chỉ số hiện vẫn đang nằm trong kênh dao động ngắn hạn (VN-Index là 540-555 điểm và HNX-Index là 72-79 điểm). Xét về trung hạn thị trường vẫn đang trong xu hướng giảm và đợt hồi phục vừa qua vẫn chưa đưa các chỉ số vượt lên lại đường xu hướng.

Diễn biến tích cực cả về điểm số và thanh khoản, nước ngoài qua trở lại mua ròng tuần này có thể chỉ là biểu hiện tạm thời ở một số cổ phiếu cụ thể (chẳng hạn MBB mở thêm 10% room cho khối ngoại), cần theo dõi, đánh giá thêm trong các phiên tới.

Tuần đầu tiên cũng đón nhận thông tin không mấy vui liên quan đến khả năng sửa đổi Thông tư 36 – vốn là nỗi ám ảnh của thị trường từ cuối năm 2014. Từ góc độ chuyên môn, anh đánh giá sự sửa đổi này như thế nào, liệu thị trường chứng khoán có gặp khó khăn hơn hay không?

MBS đã có báo cáo đánh giá dự thảo sửa đổi Thông tư 36, gửi nhà đầu tư vào ngày 4/2/2016. Dưới đây là tóm tắt một số điểm:

1) Giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn (chủ yếu cho vay trung dài hạn hiện giờ là bất động sản) từ 60% xuống 40%. Điều này sẽ ảnh hưởng tới các ngân hàng hiện nay đang có tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn cao.

2) Tăng hệ số rủi ro vốn cho vay bất động sản từ 150% lên 250%. Điều này sẽ ảnh hưởng tới tính CAR của các ngân hàng nói chung. Tuy vậy, các khoản mua nhà trả góp, mua nhà theo các chương trình chính phủ sẽ không bị tính tỷ lệ trên nên đích đến chủ yếu là mảng bất động sản cao cấp, lĩnh vực mua để đầu tư kinh doanh cho thuê lại.

3) Tỷ lệ LDR tăng từ 80% lên 90% cho các ngân hàng thương mại nhà nước như VCB, BID, CTG. Điều này sẽ hỗ trợ tăng trưởng tín dụng đối với các ngân hàng này.

4) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng không được cấp tín dụng cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh trái phiếu chưa niêm yết của doanh nghiệp. Quy định này mở rộng đối tượng hạn chế cấp tín dụng so với trước đây. Điều này sẽ hạn chế 1 phần tín dụng đồng thời hạn chế rủi ro của khoản vay.

Với mức tăng xấp xỉ 8% kể từ đáy thấp nhất của VN-Index trong vòng 15 phiên vừa qua, về mặt kỹ thuật, liệu chỉ số này đã thoát đáy để hình thành sóng tăng mới hay chưa? Nếu phải chỉ ra điều lo ngại nhất của anh, khả dĩ cản trở cơ hội tăng trưởng cao hơn của thị trường thì đó là điều gì?

Như tôi đã nói ở trên, các chỉ số vẫn chưa bứt hẳn khỏi xu hướng giảm trung hạn dù đã có những tín hiệu tích cực.

Điều lo ngại nhất hiện nay là việc nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán ròng trong bối cảnh nhiều quỹ ETF bị rút vốn, do lo ngại tình hình bất ổn trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là từ nguy sơ một cuộc suy thoái bắt đầu từ Trung Quốc.

Vị thế hiện tại của anh như thế nào, mức giải ngân là bao nhiêu?

Tôi tiếp tục đứng ngoài.

Theo VnEconomy

© Copyrights 2000 - 2022 MBS, thành viên của Tập đoàn MB
Về đầu trang