Quay lại

Chỉ vài phiên giao dịch nữa thị trường sẽ bước vài giai đoạn “tâm linh” với những lo ngại “tháng cô hồn”. Tuy vẫn để ngỏ khả năng thị trường ảm đạm, nhưng các chuyên gia vẫn không lo lắng về câu chuyện này.

Việc đánh giá thị trường trong “tháng cô hồn” được các chuyên gia nhìn nhận dưới góc độ tài chính nhiều hơn là yếu tố tâm linh. Sự thiếu vắng các thông tin hỗ trợ đủ mạnh để thúc đẩy một sóng tăng mới, thời điểm các quỹ ETF tái cân bằng danh mục, xu thế điều chỉnh ngắn hạn vẫn chưa kết thúc… Đó mới là các yếu tố có thể khiến thị trường kém sôi động.

Thị trường biến động mạnh trong tuần qua được các chuyên gia cho rằng xuất phát từ tâm lý chưa ổn định của nhà đầu tư. Giá đã biến động mạnh và các cổ phiếu lớn gây ra những dao động lớn đối với chỉ số. Vẫn chưa thể đánh giá liệu thị trường đã kết thúc điều chỉnh hay chưa ở thời điểm này vì thanh khoản vẫn còn thấp, có khả năng quá trình kiểm tra nguồn cung vẫn chưa kết thúc.

Quan điểm chiếm ưu thế là thị trường có thể phải lình xinh thêm và kiểm định lại các mức hỗ trợ gần 760 điểm một lần nữa. Quan điểm thận trọng hơn cho rằng những phiên phục hồi gần 760 điểm vừa rồi chỉ mang tính kỹ thuật và VN-Index có thể lùi xuống sâu hơn gần 750-755 điểm.

Quan điểm thận trọng được thể hiện trong chiến lược giao dịch tuần qua. Các chuyên gia không thực hiện bắt đáy và chỉ duy trì tỷ trọng cổ phiếu thấp.

Những biến động trái ngược liên tục diễn ra trong các phiên tuần này, ngay sau ngày tăng mạnh là phiên giảm mạnh và ngược lại. Tuy nhiên cuối cùng thì dường như ngưỡng hỗ trợ đầu tiên gần 760 điểm mà anh nhắc tới trong tuần trước đã phát huy tác dụng. Vn-Index có được ngày cuối tuần phục hồi khả quan. Liệu thị trường đã điều chỉnh tới đáy hay chưa, vì nếu nhìn qua thị trường phái sinh, nhất là kỳ hạn tháng 9 thì rõ ràng là không tương đồng?

Ông Lê Hoàng Tân - Giám đốc Chi nhánh Sài Gòn, Công ty Chứng khoán MB (MBS)

Việc thị trường “sideway” trong vùng 760-780 nếu không có sự kiện bất lợi liên quan tới xung đột vũ trang giữa Mỹ và Triều Tiên đã được tôi đề cập trong bài viết tuần trước.

Thực sự tuần vừa qua đã làm nhà đầu tư trải qua rất nhiều cảm xúc, vì mức độ biến động của index là rất lớn. Và có lẻ đây là lúc nhà đầu tư cần phải cần đặc biệt chú ý tới cổ phiếu riêng lẻ hơn là quan tâm quá nhiều tới Vnindex, bởi lẽ việc biến động của các cổ phiếu trụ như SAB, VNM, GAS… đã tác động rất lớn tới index.

Việc đánh giá thị trường tới đáy hay chưa, theo tôi thì chưa đủ căn cứ đánh giá vì theo quan sát của tôi, mặt bằng cổ phiếu nói chung đã điều chỉnh khá mạnh nhưng vẫn chưa có thông tin hỗ trợ thực sự đủ lớn để tạo nên 1 sóng lớn. Còn index, như tôi đã đề cập, có lẽ chúng ta nên tạm thời bỏ qua, vì nó đã “ bị làm giá” bởi trụ.

Trong tuần tôi cũng có dành thời gian theo dõi giao dịch của hợp đồng tương lai, mặc dù giá trị giao dịch có gia tăng, nhưng nhìn chung thì chưa lớn, nhà đầu tư chủ yếu là tham gia “ thử cho biết”. Mặc dù mở cửa trước 15’ để làm định hướng cho thị trường cơ sở, nhưng thực tế theo quan sát thì lại diễn ra ngược lại, khi nhà đầu tư thấy thị trường cơ sở giảm mạnh thì sẽ chuyển sang vị thế short và ngược lại, sẽ chuyển qua vị thế long khi thấy thị trường cơ sở tăng mạnh.

Với mức độ tham gia của nhà đầu tư trên thị trường tương lai chưa nhiều và nó cũng chỉ mới đi vào vận hành, nên dùng nó để đánh giá thị trường cơ sở theo tôi là chưa hợp lý.

Cổ phiếu ngân hàng đã có biến động rất mạnh trong tuần, cả trước và sau thời điểm VPB lên sàn và ảnh hưởng rất lớn tới thị trường. Theo anh, những biến động đó có liên quan đến việc định giá so sánh với VPB?

Theo quan điểm của tôi, việc VPB lên sàn có thể giống với việc BHN, SAB hay VCI lên sàn, tức là các cổ phiếu này đều có 1 đặc điểm chung đó là có các lợi thế đặc biệt (nắm giữ thị phần lớn, ngành kinh doanh đặc biệt, có tiềm năng, nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt ưa thích…) nên được định giá cao hơn phần còn lại.

Việc định giá cao, không đồng nghĩa với việc các cổ phiếu còn lại rẻ hơn, nhà đầu tư sẽ tham gia phần còn lại mà việc này như quá khứ đối với “nhóm beer” hay chứng khoán, vẫn chỉ có lợi đối với cổ phiếu được định giá cao, còn nhóm còn lại vẫn không thay đổi về mặt định giá.

Tuần qua, nhóm cổ phiếu ngân hàng đã điều chỉnh khá nhiều, phần lớn đều xuất phát từ quan ngại “tin đồn” từ tuần trước, nhưng cuối cùng, phiên cuối tuần cũng đã cho thấy, chính nhóm ngân hàng lại đi “giải cứu” thị trường, bằng việc hồi phục khá mạnh khi chạm các hỗ trợ mang tính kỹ thuật mạnh.

Tâm lý nhà đầu tư đang phần nào lo ngại “Tháng cô hồn” phía trước. Nhưng thị trường chứng khoán năm nay đã từng không có “Sell in May”, liệu lần này sẽ là một “tháng 7 âm” khác thường? Quan điểm của anh thế nào?

Quan điểm của tôi, năm nay xác suất rất cao sẽ “không có tháng cô hồn” trên thị trường chứng khoán, bởi lẽ như đề cập từ các bài trước, với tình hình vĩ mô tốt như hiện tại, dòng tiền giá rẻ luôn hiện hữu thì việc thị trường xuất hiện các nhịp điều chỉnh dù mạnh cũng vẫn luôn là cơ hội.

Tuy nhiên, vẫn 1 số bộ phần nhà đầu tư lớn, họ vẫn sẽ hạn chế giải ngân, do đó, cơ hội sẽ không dàn trải cho toàn thị trường mà sẽ tập trung vào 1 bộ phận các cổ phiếu riêng lẻ có câu chuyện dẫn dắt liên quan tới lợi nhuận như dòng cổ phiếu thép hay ngân hàng.

Sau những phiên rơi mạnh thị trường phục hồi và hoạt động bắt đáy khá sôi động. Anh đánh giá cơ hội ngắn hạn đó như thế nào và có tham gia hay không, mức phân bổ bao nhiêu? Nếu có tham gia phái sinh, vị thế của anh như thế nào?

Trong tuần qua, tôi đã giải ngân chủ yếu vào nhóm cổ phiếu thép, và 1 phần vào cổ phiếu ngân hàng. Mức phân bổ hiện tại là 60/40 - cổ phiếu/tiền. Nếu tham gia phái sinh, vị thế của tôi sẽ là trading Hợp đồng tháng 9 dựa vào biến động của VN30, tháng 10 sẽ là vị thế Long.

Theo VnEconomy

© Copyrights 2000 - 2022 MBS, thành viên của Tập đoàn MB
Về đầu trang