Quay lại

Làm thế nào để vừa muốn kiếm lời nhanh mà lại hạn chế được rủi ro là điều rất khó. Tuy nhiên, trao đổi với nhà báo Hải Vân trong chuyên mục bàn tròn tuần này, các chuyên gia cho rằng, dù rất ít, nhưng vẫn có thể tìm được nhóm cổ phiếu có khả năng đáp ứng được 2 yếu tố trên.

Khối nhà đầu tư nước ngoài tạo ra điểm trừ đáng kể nhất trong tuần qua khi bất ngờ đẩy mạnh bán ròng trở lại. Ông đánh giá việc khối ngoại đẩy mạnh bán ròng trở lại sẽ tác động ra sao đến thị trường?

Ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược, CTCK MB (MBS) trả lời phỏng vấn.

Theo quan điểm của tôi, quy mô vốn hóa của thị trường Việt Nam vẫn còn khá nhỏ, do đó mỗi khi nhà đầu tư nước ngoài bán ròng đều có những tác động khá đáng kể tới thị trường chung. Trong tuần vừa qua, nhà đầu tư nước ngoài trở lại bán ròng với mức bán ròng tăng dần đều với giá trị ròng bán ròng 398 trong tuần qua tỷ đồng trên HOSE, tập trung vào các mã vốn hóa lớn ảnh hưởng khá mạnh tới chỉ số (KDC, HAG,GAS, PVD…) khiến thị trường chung gần như không thể lên được, mà chủ yếu trong trạng thái lình xình giảm nhẹ và đi ngang là chủ yếu.

Trong đó, VN-INDEX giao dịch khá giằng co xoay quanh ngưỡng hỗ trợ MA100 tương ứng vùng 604 +/- và chưa thể vượt được kháng cự gần nhất là MA50 tương ứng ngưỡng 608 +/-.

Tuy nhiên, đợt này tôi cho rằng, ảnh hưởng bán ròng ngắn hạn sẽ sớm kết thúc và không phải là một xu hướng mà chỉ là đợt cơ cấu lại danh mục của các nhà đầu tư tổ chức. Theo quan sát của tôi, động thái của hai quỹ ETF tại Việt Nam là VNM ETF và FTSE Vietnam đều đang trong xu hướng thu hút được vốn trở lại sau đợt rút ròng vừa qua.

Cụ thể, trong hai tuần gần đây quỹ VNM ETF thu hút được thêm 1,06 triệu USD vào ngày 07/11 tương ứng lượng tiền ròng trỏ lại thị trường khoảng hơn 20 tỷ đồng. Riêng quỹ FTSE Vietnam sau khi bị rút ròng vào hai tuần cuối tháng 10, từ đầu tháng 11 tới nay quỹ này đã tiếp tục huy động được vốn tăng mạnh trở lại với số Shareout tăng lên hơn 1 triệu đơn vị tương ứng hút thêm được 30,75 triệu USD tương ứng khoảng 645 tỷ đồng vào thị trường Việt Nam. Đây là tín hiệu tích cực trong ngắn hạn.

Nhiều ý kiến cho rằng, TTCK đang ở giai đoạn thực sự khó trading với hầu hết NĐT, bởi biên độ dao động không thực sự lớn và vẫn còn thiếu những yếu tố để giúp cho thị trường có thể tích cực hơn. Thị trường trong tuần tới sẽ theo xu hướng nào, theo ông?

Diễn biến chung của thị trường trong tuần vừa qua thực tế là sideway đi ngang trong biên độ hẹp do đó việc trading cũng khá khó nhất là khi biên độ của thị trường chung cũng như giá cổ phiếu không lớn. Trong đó, chỉ có một số ít mã thị trường, thanh khoản cao, biên độ dao dịch đủ lớn để trading như: FLC, KLF, KBC, ITA, SCR, HAR…

Tuần tới, tôi cho rằng, thị trường vẫn tích lũy trong xu hướng đi lên chậm nhưng chắc chắn bởi việc tích lũy và test cầu đang khá tốt. Tôi cho rằng, thị trường có khoảng 1-1,5 tháng tăng trưởng từ giờ tới cuối năm.

Ngắn hạn, dòng tiền thăm dò và tiền đầu cơ sẽ vào trước, điều đó thể hiện rất rõ tại các cổ phiếu thị trường trong thời gian gần đây. Dòng tiền lớn đang có tín hiệu trở lại nhưng chưa mạnh do đó cần thời gian để sự đồng thuận này diễn ra.

Chiến lược ngắn hạn với nhà đầu tư, tôi cho rằng, nên tranh thủ cơ cấu lại danh mục và nắm bắt cơ hội tại các cổ phiếu nhỏ có dòng tiền tốt cùng với việc chờ đợi thời điểm dòng tiền lớn bùng nổ thì bắt đầu vào mạnh.

Trong tuần trước, các chuyên gia chứng khoán cho rằng, yếu tố kết quả kinh doanh của doanh nghiệp chỉ mới là một phần quan tâm của nhà đầu tư, bên cạnh các yếu tố khác, thậm chí là tin đồn, theo nhóm đầu cơ... , vì vậy, cho nên làm thế nào để vừa muốn kiếm lời nhanh mà lại hạn chế được rủi ro là điều rất khó.Theo ông, đâu nhóm cổ phiếu có thể dung hoà được 2 yếu tố trên?

Theo tôi, việc dung hòa được cả hai yếu tố khi chọn cổ phiếu vừa có cơ bản, vừa đảm bảo về tiêu chí kỹ thuật tốt sẽ dung hòa được yếu tố kiếm lợi nhanh và hạn chế được phần nào rủi ro nếu chẳng may thị trường có biến trong ngắn hạn. Tuy nhiên, trên thực tế để có một cơ hội đầu tư đáp ứng đầy đủ cả 2 yếu tố trên là rất ít.

Về nhóm cổ phiếu có khả năng đáp ứng được hai yếu tố trên, tôi cho rằng, sẽ đến từ nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng… Một ví dụ cụ thể nhất đó là cổ phiếu HUT.

Thứ nhất, trong những năm vừa qua, HUT hoạt động khá ổn định và do đó gần như không có yếu tố nào đột biến dẫn tới sự thay đổi về giá cổ phiếu.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu và đánh giá của chúng tôi, triển vọng doanh thu và lợi nhuận của HUT trong quý IV/2014 rất khả quan. Công ty đã hoàn thành dự án BT 21, tuyến đường bộ mới Nam Định - Phủ Lý, với tổng vốn đầu tư khoảng 3.800 tỷ đồng và sẽ bắt đầu hạch toán doanh thu và lợi nhuận.

Chúng tôi ước tính lợi nhuận dự kiến từ dự án khoảng 400 tỷ đồng trước thuế và sẽ được hạch toán vào quý IV/2014 và quý I/2015.  Bên cạnh đó, HUT sở hữu Dự án Khu đô thị Xuân Phương rất tiềm năng phía Tây Hà Nội với quy mô trên 800 căn biệt thự, liền kề. Triển vọng đem lại lợi nhuận cao cho Công ty trong các năm 2015 -2017. Chúng tôi ước tính lợi nhuận từ dự án khoảng 987 tỷ đồng.

Về kỹ thuật, mẫu hình giá của HUT trong thời gian qua đang trong quá trình hình thành một uptrend tăng giá. Hiện tại, giá của HUT đã retest thành công đường kênh xu hướng phía trên do đó khả năng tăng giá mạnh của HUT sẽ diễn ra trong thời gian tới. Sử dụng Fibonacci Projection chúng tôi dự phóng ngắn hạn giá của HUT sẽ vượt qua vùng đỉnh cũ 14.75+/- tương ứng ngưỡng Fibonacci Projection 100% và hướng tới ngưỡng kháng cự giá mục tiêu tại Fibonacci Projection  161.8% tương ứng vùng giá 17.65 +/-.

Theo ĐTCK

© Copyrights 2000 - 2022 MBS, thành viên của Tập đoàn MB
Về đầu trang