Quay lại

Sau áp lực bán ròng mạnh của nhà đầu tư nước ngoài khiến VN-Index liên tục giảm điểm, nhất là từ các quỹ đầu tư, dòng vốn ngoại đang dần quay trở lại và được xem là 1 điểm tựa để thị trường hồi phục. Tuy nhiên, trao đổi vớinhà báo Hải Vân trong chuyên mục bàn tròn tuần này, các chuyên gia cho rằng, trong ngắn hạn, nhà đầu tư vẫn nên đề phòng trước trường hợp khối ngoại sẽ lại bán ròng mạnh.

Sau một thời gian bán ròng, khối ngoại đã quay trở lại mua ròng trong 3 phiên cuối tuần.  Liệu khối ngoại có tiếp tục “hỗ trợ” thị trường trong tuần tới (6/4 đến 10/4) không, theo ông?

Ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược, CTCK MB (MBS) trả lời phỏng vấn.

Quan sát kỹ động thái bán ròng trong thời gian qua, tôi nhận thấy áp lực bán ròng phần lớn đến từ NĐT tổ chức nước ngoài, trong đó ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến từ hai quỹ ETF tại Việt Nam là VNM ETF và FTSE Vietnam. Diễn biến thị trường chứng khoán từ đầu tháng 3 suy giảm liên tục đã khiến NAV của rổ danh mục các quỹ này sụt giảm.

Việc chênh lệch giữa NAV và giá khiến mức premium của quỹ VNM ETF từ tăng sang giảm -1,8% ngày 19/3 khiến VNM ETF bất ngờ bị rút 1 triệu CCQ. Tiếp sau đó, việc CCQ VNM ETF tiếp tục dao dịch chiết khấu mạnh khiến quỹ này rút liền liên tiếp trong các phiên sau đó trong các ngày 23/3, 25/3, 26/3, 27/3 và 30/3 với tổng lượng tiền bị rút khỏi quỹ lên đến 56,69 triệu USD. Bên cạnh đó, số liệu từ quỹ FTSE Vietnam cũng cho thấy sau khi giao dịch chiết khấu kéo dài, ngày 24/3 quỹ này bị rút 300.000 đơn vị, tương ứng bị rút khoảng 7,45 triệu USD.

Tính chung, chỉ trong vòng chưa đầy 2 tuần cuối tháng 3, các quỹ ETF đã rút 64,15 triệu USD. Đây chính là một trong những nguyên nhân chính khiến thị trường suy giảm mạnh về nửa cuối tháng 3 khi các mã trong danh mục (VIC, PVD, MSN, HAG…) của hai quỹ bị bán ra.

Bên cạnh đó, một động thái có thể là một quỹ khác ngoài ETF có thể đã cơ cấu lại danh mục, trong đó họ bán ra mạnh các cổ phiếu dầu khí tập trung vào GAS, PVD, PVS… và mua vào các cổ phiếu ngân hàng(BID, CTG, VCB…), bất động sản(DXG, HBC, PDR…), hạ tầng(CII, HUT…) và một số mã khác như HT1, HHS, JVC, IMP…

Ngắn hạn, chúng tôi nhận thấy quỹ FTSE Vietnam đang giao dịch premium 0,.74%, nhưng VNM ETF vẫn giao dịch chiết khấu -1,49%. Do đó, chúng ta vẫn nên dự phòng trước trường hợp VNM ETF có thể bị rút thêm CCQ trong ngắn hạn. Ngoài quỹ ETF ra, chúng tôi nhận thấy NĐTNN khác đang quan tâm trở lại thị trường nhưng chỉ tập trung vào một số mã và ngành nhất định mà thôi nhưng vẫn có thể tác động tích cực tới thị trường chung.

Một số DN bắt đầu rục rịch công bố kết quả kinh doanh quý I, điều này có tác động sự phân hóa cổ phiếu trong thời gian tới không?

Mùa báo cáo tài chính I và kỳ đại hội cổ đông đang tới gần và tôi cho rằng, sẽ tác động tích cực tới diễn biến riêng lẻ của từng nhóm cổ phiếu. Do đó, thị trường trong thời gian tới sẽ khá phân hóa bởi KQKD khả năng sẽ tiếp tục tích cực tại nhóm cổ phiếu Midcap nhưng khả năng yếu kém ở nhóm cổ phiếu Smallcap. Bên cạnh đó, những cổ phiếu thị giá vừa và nhỏ, khả năng được chia cổ tức cao chắc chắn sẽ thu hút sự quan tâm của NĐT.

Về cơ bản chúng tôi cho rằng, cơ hội thị trường năm nay sẽ có nhất là sau khi thị trường trải qua giai đoạn sụt giảm mạnh vừa qua nhưng sẽ chỉ chọn lọc ở những nhóm ngành mang tính chu kỳ cao và thực sự có sức bật nhờ sự hồi phục của nền kinh tế như ngân hàng, bất động sản, xây dựng hạ tầng, vật liệu xây dựng, xuất khẩu…

Nhóm cổ phiếu dầu khí đã có những phiên hồi phục nhưng chưa có sự bứt phá mạnh. Tâm điểm thị trường vẫn dành cho một số cổ phiếu bất động sản đang có những thông tin tích cực. Đâu là nhóm cổ phiếu có khả năng bứt phá trong tuần tới, theo cảm nhận của ông?

Tuần tới, dòng tiền sẽ phân hóa theo yếu tố thông tin và khả năng các cổ phiếu trong các ngành sau có thể bứt phá như: bất động sản(DXG, HBC, NDN, KBC, CEO…), xây dựng hạ tầng(SD5, SD6, CII…), vật liệu xây dựng (CVT, BCC, HT1, HSG…), xuất khẩu (FMC, VHC, SNC…), ôtô phụ tùng (HHS, TMT, HTL…), hưởng lợi từ đầu vào giảm(PAC, BMP…)…

Theo ĐTCK

© Copyrights 2000 - 2022 MBS, thành viên của Tập đoàn MB
Về đầu trang