Quay lại

Ngày đăng: 22/03/2021

Tóm tắt nội dung:

  • Thị trường cổ phiếu toàn cầu đã khởi động tương đối tích cực vào đầu tuần giao dịch vừa qua nhờ sự kết hợp của các chương trình kích thích tài khóa 1,9 nghìn tỷ USD và lời hứa của Fed về duy trì chính sách tiền tệ siêu nới lỏng. Tuy nhiên, các chỉ số đã đánh mất đà tăng trong nửa cuối tuần sau khi lo ngại lạm phát vẫn hiện hữu đồng thời cổ phiếu năng lượng chịu áp lực bán mạnh trước biến động giảm sụt hơn 7% của giá dầu và nhóm cổ phiếu công nghệ trở nên kém hấp dẫn khi lợi suất trái phiếu tăng cao.
  • Thị trường chứng khoán Việt Nam tuần qua tiếp tục tăng điểm và một lần nữa kiểm nghiệm chưa thành công vùng đỉnh lịch sử 1.200 điểm mặc dù đã chạm mốc này trong tuần. Đà đi lên của thị trường bị kìm hãm và gặp khó khăn trong bối cảnh NĐTNN duy trì bán ròng mạnh, các quỹ ETFs tái cơ cấu danh mục, khó khăn trong giao dịch khiến thanh khoản chưa thể bứt phá, đồng thời việc giá dầu sụt giảm mạnh đã khiến áp lực chốt lời ở nhóm cổ phiếu dầu khí, Midcap và penny tăng cao trở lại.
  • Dòng tiền vào thị trường bị hạn chế: Những yếu tố khó khăn về kỹ thuật là rào cản khá lớn với dòng tiền vào thị trường, trong đó dòng tiền đầu cơ chốt lời mạnh tại nhóm Midcap và Penny và quay lại nhóm Vn30. Với diễn biến phục hồi và test đỉnh lịch sử trong tuần qua, giá trị khớp lệnh bình quân trên sàn HSX có xu hướng tăng nhẹ khi đạt 13.848 tỷ đồng, tăng 2,1% so với tuần trước đó.
  • Cản trở đà tăng trong tuần giao dịch vừa qua tiếp tục vẫn là khối ngoại khi bán ròng với giá trị bán ròng trên sàn HSX đạt 3.177,5 tỷ đồng. Bán ròng thông qua khớp lệnh đạt 3.811,1 tỷ đồng.
  • Trong tuần tới, những thông tin vĩ mô về CPI tháng 3, dữ liệu bán ròng của khối ngoại và KQKD Q1 cùng với thông tin về ĐHCĐ của các DN sẽ là tâm điểm chú ý của thị trường. Trong kịch bản tích cực, chỉ số VN-Index có thể sẽ vượt 1.200-1.215 điểm “nhẹ nhàng” mà không cần đặt nặng vấn đề break-out về thanh khoản. Trong kịch bản thận trọng, chỉ số VN-Index có thể chưa vượt được vùng 1.200 điểm hoặc thậm chí vượt qua 1.205-1.208 nhưng sau đó giảm trở lại và bước vào nhịp chỉnh kỹ thuật trong khung sideway hẹp 1.165 – 1.195
  • Chiến lược đầu tư:Ngắn hạn, vẫn ưu tiên trading trong biên dao động của VN-Index trong khoảng dao động 1.165 – 1.205 điểm với chiến lược mua thấp, bán cao tại vùng hỗ trợ/ kháng cự.
  • Danh mục ưu tiên tập trung vào nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ giá hàng hóa nguyên liệu đang trong xu hướng tăng như: nhóm cổ phiếu Dầu khi, thép, cao su, thủy sản, hóa chất, sơ sợi…
  • Danh mục đầu tư: Ngân hàng (MBB, ACB, BID, CTG, OCB), Chứng khoán (MBS, SSI, SHS), Dầu khí (GAS, PVS, PVD, BSR, Oil, PGS, PGC), Thép (HPG, HSG, NKG, VGS), Hóa chất (DPM, DCM, PLC, DRC, DGC); Nhựa (BMP, NTP, AAA), BĐS Khu công nghiệp (SZC, IDC, BCM, D2D), Logistic (GMD, VSC, TMS, HAH), Bán lẻ, tiêu dùng (MWG, PNJ, DGW, VNM); Công nghệ (FPT), SX&PP điện: (REE, NT2, POW), Thủy sản (VHC, ANV, CMX), Hạ tầng (HTI, CTI,VCG, CII), Xuất khẩu (LTG, TAR)…
Báo cáo nhận định Thị trường chứng khoán Việt Nam tuần 22/03-26/03/2021 - Lưỡng lự trước mức cản 1200 điểm
© Copyrights 2000 - 2022 MBS, thành viên của Tập đoàn MB
Về đầu trang