Quay lại

Ngày đăng: 23/05/2022

Diễn biến thị trường chứng khoán thế giới: 

  • Lo ngại về khả năng suy thoái gia tăng đã khiến chứng khoán Mỹ rơi vào vùng thị trường “con gấu” vào ngày thứ Sáu (20/5) với chỉ số S&P 500 có thời điểm giảm 20% so với mức cao mọi thời đại. Một sự đảo chiều ấn tượng vào cuối phiên dã đẩy chỉ số S&P 500 tăng nhẹ, ghi nhận sắc xanh vào cuối phiên giao dịch. Đóng cửa, chỉ số S&P 500 nhích 0,01% lên 3.901,36 điểm sau khi sụt tới 2,3% vào đầu phiên. Tại mức đáy trong phiên, S&P 500 đã thấp hơn 20,9% so với mức đỉnh ghi nhận hồi tháng 1/2022. Chỉ số này đóng cửa thấp hơn mức kỷ lục khoảng 19%. Chỉ số Dow Jones tiến 8,77 điểm lên 31.261,90 điểm sau khi sụt hơn 600 điểm ở mức thấp nhất trong phiên. Chỉ số Nasdaq Composite mất 0,3% và nằm sâu trong vùng thị trường “con gấu”, rớt 30% so với mức đỉnh. S&P 500 tích tắc rơi vào thị trường giá xuống khi Mỹ đang đối phó với áp lực lạm phát chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ. Điều này càng trở nên tồi tệ hơn do giá năng lượng tăng vọt – phần lớn trở nên trầm trọng hơn khi cuộc chiến Nga – Ukraine bắt đầu. Lạm phát gia tăng đã khiến Fed nâng lãi suất hồi tháng 3/2022 lần đầu tiên trong hơn 3 năm. Vào đầu tháng này, Fed thậm chí còn mạnh tay hơn và nâng lãi suât thêm 0,5 điểm phần trăm. Fed đã báo hiệu rằng sẽ tiếp tục nâng lãi suất khi cơ quan này cố gắng kiềm chế sự gia tăng lạm phát gần đây. Lập trường cứng rắn về chính sách tiền tệ của Fed đã làm dấy lên lo ngại trong tuần này rằng hành động của Fed có thể khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái. Vào ngày thứ Năm (19/5), Deutsche Bank cho biết S&P 500 có thể rơi xuống mốc 3.000 điểm nếu có một cuộc suy thoái sắp xảy ra. 
  • Giá dầu tiếp tục tăng nhẹ do kế hoạch cấm dầu Nga của Liên minh châu Âu và Trung Quốc nới lỏng các biện pháp phong tỏa chống Covid-19 đã làm giảm bớt lo ngại về nguy cơ kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại – yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu. Giá dầu Brent giao tháng 7 phiên này tăng 51 cent, tương đương 0,5% lên 112,55 USD/thùng. Dầu Tây Texas (WTI) của Mỹ giao tháng 6 tăng 1,02 USD, tương đương 0,9%, lên mức 113,23 USD trong phiên giao dịch cuối cùng của kỳ hạn này. Craig Erlam, nhà phân tích thị trường cấp cao của OANDA cho biết: "Triển vọng thị trường dầu vẫn nghiêng về phía giá tăng ... do Trung Quốc mở cửa trở lại và EU tiếp tục nỗ lực hướng tới lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga". 
  • Giá vàng tăng trong phiên cuối tuần do lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm và nhà đầu tư tìm tới vàng như một nơi trú ẩn an toàn. Kết phiên, giá vàng giao ngay tăng 0,1% lên 1.843,29 USD/ounce, sau khi có thời điểm trong ngày đạt mức cao nhất trong vòng một tuần; vàng kỳ hạn tháng 6 tăng 0,1% lên 1.842,10 USD. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm phiên thứ ba liên tiếp khi các nhà đầu tư vẫn gia tăng lo ngại về những dấu hiệu suy giảm kinh tế. Tính chung cả tuần, giá vàng tăng khoảng 1,8% do USD giảm, với mức giảm hàng tuần tồi tệ nhất kể từ đầu tháng Hai. 
Bản tin phái sinh 23/05/2022 - Chiến lược canh mua thấp - bán cao
© Copyrights 2000 - 2022 MBS, thành viên của Tập đoàn MB
Về đầu trang