Quay lại

Ngày đăng: 12/10/2020

Điểm nhấn đầu tư
Cơ hội đẩy mạnh thị phần nhờ hiệp định CPTPP và EVFTA:
(1) Hiệp định CPTPP, có hiệu lực từ tháng 1/2019, tạo ra cơ hội quý giá cho ngành tôm Việt Nam nói chung và Minh Phú nói riêng để đẩy mạnh XK vào các thị trường Nhật Bản, Canada và Úc. Cụ thể, thuế nhập khẩu cho sản phẩm tôm đông lạnh từ Việt Nam sẽ được xóa bỏ ngay từ 2019, trong khi thuế cho sản phẩm tôm chế biến sẽ được xóa bỏ dần về 0% vào năm 2022. Những ưu đãi này tạo ra lợi thế lớn cho Minh Phú so với các đối thủ từ Ấn Độ, Thái Lan và Indonesia – những thị trường không tham gia CPTPP và không được hưởng ưu đãi thuế. Trong năm 2019, Nhật Bản, Canada và Úc là những thị trường chủ đạo của Minh Phú, đóng góp tổng cộng 36% tổng kim ngạch xuất khẩu.
 
(2) EVFTA, có hiệu lực từ tháng 8/2020, được kì vọng sẽ tạo điều kiện để XK tôm từ Việt Nam tăng trưởng mạnh vào thị trường tiềm năng này. Cụ thể, thuế nhập khẩu cho tôm đông lạnh từ Việt Nam được giảm từ 4.2% về 0% ngay 2020, trong khi tôm chế biến sẽ được giảm dần thuế về 0% trong 7 năm. Tượng tự như CPTPP, ưu đãi từ EVFTA sẽ giúp Minh Phú có lợi thế so với các thị trường Ấn Độ (4.2% thuế), Thái Lan và Ecuador (12% thuế).
 
Chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ – đẩy mạnh xuất khẩu tôm bột vào Mỹ: Việc chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ kéo dài sẽ tạo điều kiện cho tôm chế biến của Việt Nam tăng thị phần ở thị trường Mỹ trong tương lai. Cụ thể trong năm 2019, giá trị XK tôm chế biến từ Trung Quốc vào Mỹ giảm 41.8%CK, dẫn đến thị phần giảm từ 50% (2018) xuống 29% (2019), do Mỹ tăng thuế với sản phẩm này. Ngược lại, giá trị XK tôm chế biến của Việt Nam vào Mỹ tăng mạnh 44% trong 2019, nâng thị phần từ 16% lên 23%. Tận dụng cơ hội này, Minh Phú đã thông qua kế hoạch xây dựng nhà máy tôm tẩm bột với công suất 40,000 tấn/năm với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường Mỹ.
 
Doanh nghiệp đầu ngành với thị phần xuất khẩu lớn ở các thị trường trọng điểm: Với vị thế là DN đầu ngành tại các thị trường trọng điểm, Minh Phú được kì vọng sẽ hưởng lợi lớn và tận dụng nhanh chóng đà tăng trưởng của ngành XK tôm trong thời gian tới. Cụ thể trong 2019, XK tôm của Minh Phú chiếm 38% kim ngạch XK tôm từ Việt Nam đi Mỹ, 21% đi Nhật Bản và 41% kim ngạch đi Canada. Riêng thị trường EU, mặc dù thị phần XK tôm của Minh Phú mới chỉ đạt 10.5% (2019), nhưng với sự tăng trưởng nhanh chóng từ 4.2% (2017), chúng tôi kì vọng Minh Phú sẽ gia tăng được thị phần trong những năm tới nhờ vào EVFTA.
Dịch Covid-19 được kiểm soát tốt ở Việt Nam: nông dân có thể bắt đầu vụ mùa đúng hạn, duy trì sản lượng. Trái ngược với Việt Nam, sản lượng tôm từ Ấn Độ có thể sụt giảm 40% trong năm nay do lệnh phong toả toàn quốc.
Báo cáo phân tích cổ phiếu MPC - CTCP Tập đoàn Thủy Sản Minh Phú
© Copyrights 2000 - 2022 MBS, thành viên của Tập đoàn MB
Về đầu trang