Quay lại

Ngày đăng: 06/03/2023

Tóm tắt nội dung: 
  • Diễn biến TTCK: Thị trường chứng khoán toàn cầu với chỉ số MSCI đo thị trường ở 50 quốc gia phục hồi tuần đầu tiên sau chuỗi giảm 3 tuần liên tiếp. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm dưới ngưỡng 4% cùng những tín hiệu tích cực từ sự hồi phục của kinh tế Trung Quốc đã giúp các thị trường lớn bật tăng trong tuần vừa qua. 
  • Thị trường trong nước điều chỉnh giảm sang tuần thứ 2 liên tiếp và đây cũng là tuần giảm thứ 4 trong 5 tuần trở lại đây. Thanh khoản xuống thấp cùng chuỗi bán ròng từ khối ngoại đang là lực cản cho sự phục hồi của thị trường. Nhà đầu tư tranh thủ lướt sóng trong bối cảnh thanh khoản thấp ở các nhóm cổ phiếu tiêu biểu như: đầu tư công, dầu khí, thép, sản xuất điện, 
  • Xu hướng dòng vốn ngoại: Khối ngoại bán ròng sang tuần thứ 3 liên tiếp và là tuần bán ròng thứ 4 kể từ đầu năm. Dòng vốn ngoại cũng rút ròng ở một số thị trường Châu Á khi đồng USD dù điều chỉnh giảm trong tuần vừa qua nhưng vẫn ở mức cao trong 7 tuần trở lại đây.  
  • Diễn biến thanh khoản: Thanh khoản bình quân toàn thị trường giảm về mức thấp nhất kể từ tháng 11/2020. Kể từ đầu năm, thanh khoản toàn thị trường chỉ đạt 10.722 tỷ đồng, giảm 47,86% so với năm 2022.  
  • Dư báo Vn-index theo PTKT: Xu hướng điều chỉnh vẫn đang tiếp diễn, các chỉ báo kỹ thuật cũng đang cho thấy điều này. Hiện chỉ số Vn-index đã đánh mất các ngưỡng MA quan trọng, vùng hỗ trợ gần nhất là mức đáy tháng 2 ở khu vực 1.013 -1.018 điểm. 
  • Chiến lược đầu tư: Nhà đầu tư không nên mua đuổi trong các nhịp tăng mạnh mà nên giải ngân từng phần theo tỷ trọng. Danh mục cổ phiếu tiềm năng có thể ở các nhóm như: dầu khí, đầu tư công (bao gồm cả thép), sản xuất điện, … Ngoài ra, một số nhóm cổ phiếu xuất khẩu cũng nên theo dõi như: thủy sản, cảng biển, …
Báo cáo Nhận định thị trường tuần 06/03 - 10/03/2023 - Tìm lực cầu bắt đáy ở 1.000 điểm?
© Copyrights 2000 - 2022 MBS, thành viên của Tập đoàn MB
Về đầu trang