Quay lại

Ngày đăng: 12/04/2021

Tóm tắt nội dung:
  • Chỉ số chứng khoán toàn cầu đã có đỉnh cao mới trong tuần vừa qua khi nhà đầu tư lạc quan về mùa báo cáo kết quả kinh doanh sắp tới, Fed cam kết duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng và mức biến động của thị trường cũng giảm về mức trước đại dịch.
  • Thị trường trong nước có tuần tăng thứ 2 liên tiếp và đà tăng được hỗ trợ bởi thanh khoản vẫn giữ ở mức cao. Quán tính tăng ở thị trường chung có phần chậm lại, tuy vậy đà tăng ở các nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ vẫn rất tích cực. Ngoài ra, tín hiệu tích cực kể từ đầu tháng 4 là việc khối ngoại mua ròng, cắt mạch bán ròng 6 tháng liên tiếp.
  • Dòng tiền duy trì khá ổn định với giá trị khớp lệnh bình quân trên sàn HSX ở mức trung bình 13.800 tỷ nhưng thấp hơn so với vùng đỉnh 1.200 điểm thiết lập giữa tháng 1/2021 khi GTGD khớp lệnh vùng này ở mức 15.600 tỷ đồng. Với lực mua mạnh trong tuần qua đã giúp thanh khoản khớp lệnh tăng nhẹ với giá trị khớp lệnh bình quân trên sàn HSX đạt trên 14.422 tỷ đồng, tăng 4,5% so với tuần trước đó.
  • Về cơ cấu dòng tiền: Nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục dẫn đầu với tỷ trọng 35,8% toàn thị trường, tiếp theo là nhóm xây dựng và vật liệu xây dựng với tỷ trọng 12,7%. Ngoài ra nhóm Chứng khoán, BĐS lên vị trí thứ 3 toàn thị trường với 12,3% và 8,4%. Tiếp đó là nhóm Vingroup và thực phẩm chiếm hơn 7,4%.. Tuy vậy, với lực mua mạnh trong tuần qua đã giúp thanh khoản khớp lệnh tăng nhẹ với giá trị khớp lệnh bình quân trên sàn HSX đạt trên 14.422 tỷ đồng, tăng 4,5% so với tuần trước đó.
  • Giao dịch của khối ngoại tiếp tục có xu hướng tích cực hơn và tiếp tục mua ròng với giá trị mua ròng trên sàn HSX đạt 2.388 tỷ đồng. Kể từ đầu năm, khối ngoại bán ròng trên sàn HSX 11.034 tỷ đồng, trong đó bán ròng thông qua khớp lệnh 20.573 tỷ đồng và mua ròng thông qua thỏa thuận 9.233 tỷ đồng.
  • Trong kịch bản lạc quan thị trường có thể vượt ngưỡng 1.250 điểm để củng cố sóng tăng 5 và các nhịp điều chỉnh trong phiên là cơ hội để nhà đầu tư cơ cấu danh mục cũng như gia tăng tỷ trọng cổ phiếu. Trong kịch bản thận trọng, thị trường có thể dao động trong vùng 1.215 điểm – 1.255 điểm khi các cổ phiếu trụ tiếp tục phân hóa và dòng tiền dịch chuyển sang các cổ phiếu vừa và nhỏ.
  • Chiến lược đầu tư: Mua trong các nhịp điều chỉnh, chú ý phản ứng thị trường ở các ngưỡng hỗ trợ 1.230 điểm hoặc kịch bản dự phòng khi thị trường quay lại kiểm tra ngưỡng lịch sử 1.200 điểm.
  • Danh mục đầu tư: Ngân hàng (MBB, ACB, BID, CTG, OCB), Chứng khoán (MBS, SSI, SHS), Dầu khí (GAS, PVS, PVD, BSR, Oil, PGS, PGC), Thép (HPG, HSG, NKG, VGS), Hóa chất (DPM, DCM, PLC, DRC, DGC); Nhựa (BMP, NTP, AAA), BĐS Khu công nghiệp (SZC, IDC, BCM, D2D), Logistic (GMD, VSC, TMS, HAH), Bán lẻ, tiêu dùng (MWG, PNJ, DGW, VNM); Công nghệ (FPT), SX&PP điện: (REE, NT2, POW), Thủy sản (VHC, ANV, CMX), Hạ tầng (HTI, CTI,VCG, CII), Xuất khẩu (LTG, TAR)…
Báo cáo nhận định Thị trường chứng khoán Việt Nam tuần 12/04- 16/04/2021 - Side-way trong biên độ hẹp!
© Copyrights 2000 - 2022 MBS, thành viên của Tập đoàn MB
Về đầu trang